Khuôn mẫu hay khuôn đúc nhựa có cấu tạo của từng thành phần cơ bản như sau:
– Tấm kẹp trên: Tấm này có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên thành một khối và kẹp chặt cả khối này bàn tĩnh của máy ép nhựa.
– Tấm khuôn trên: Là bộ phận quan trọng nhất vì nó là hình bao ngoài của sản phẩm.
– Bạc định vị: Đảm bảo vị trí thích hợp của khuôn với vòi phun.
– Bộ định vị: Đảm bảo sự phù hợp giữ phần cố định và phần chuyển động của khuôn. Nó bao gồm chốt định vị và bạc định vị.
– Tấm đỡ: Giữ cho mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra ngoài.
– Thanh kê: Dùng làm phần ngăn giữa tấm đỡ và tấm kẹp phía dưới để cho giàn đẩy hoạt động được.
– Tấm kẹp dưới: Tấm này kẹp toàn bộ cụm khuôn dưới thành một khối và kẹp khối này vào bàn máy động của máy ép nhựa.
– Chốt đẩy: Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi khuôn mở.
– Tấm kẹp đẩy: Giữ chốt đẩy, chốt hồi, chốt giật cuống.
– Tấm đẩy: Dùng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy trong quá trình đẩy sản phẩm ra ngoài không thể rơi các chốt ra được. Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được bắt chặt thành một khối và được gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dưới khuôn dưới và trên tấm kẹp dưới.
– Chốt hồi: Làm cho giàn đẩy có thể quay trở về khi khuôn đóng lại.
– Trụ kê: Dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cho tấm khuôn khỏi bị cong do áp lực đẩy cao, tăng tuổi thọ cho khuôn.
– Tấm khuôn dưới: Là một bộ phận cũng rất quan trọng, nó là đường bao quyết định hình dáng bên trong của sản phẩm.